Năm 2017, ngành chế biến lương thực thực phẩm của Việt Nam tăng trưởng 15,7%. Điều đáng nói, trong tổng kim ngạch xuất khẩu 19 tỷ USD, 70% thuộc về doanh nghiệp (DN) nội, 30% còn lại thuộc DN ngoại
Chiều 6/2, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám chủ trì hội nghị trực tuyến triển khai kế hoạch hành động bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP) trong lĩnh vực nông nghiệp năm 2018, với sự tham dự của đại diện các bộ ngành, đoàn thể liên quan ở Trung ương và địa phương.
Trong những năm qua, vệ sinh an toàn thực phẩm luôn là vấn đề nóng và được sự quan tâm của các cấp, các ngành. Đã có rất nhiều giải pháp được đưa ra nhưng vấn nạn mất an toàn thực phẩm vẫn thực sự là nỗi lo với mỗi gia đình
Đang vào dịp cao điểm mua sắm dịp Tết. Từ chợ truyền thống đến siêu thị, cửa hàng tiện ích… tại TP Hồ Chí Minh, lượng người đến xem và mua sắm đã bắt đầu tăng cao. Đây cũng là lúc các lực lượng quản lý, kiểm soát an toàn thực phẩm (ATTP) căng sức làm nhiệm vụ để giúp người tiêu dùng tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng. Tuy vậy, người tiêu dùng thành phố vẫn cảm thấy bất an khi những thông tin liên quan thực phẩm liên tục xuất hiện
Các mặt hàng nông sản vào chợ phiên phải có giấy xác nhận VietGAP, GlobalGAP và tham gia chuỗi thực phẩm an toàn TPHCM; các sản phẩm tại chợ đều được Ban Quản lý an toàn thực phẩm TP kiểm tra thường xuyên
Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú cho rằng nếu đẩy mạnh sản xuất, đầu tư làm nông nghiệp công nghệ cao mà không xây dựng được thương hiệu, thì nông sản vẫn tiêu thụ bấp bênh, giá bán vẫn thấp và lợi nhuận của nông dân thấp. Điều quan trọng nhất là doanh nghiệp phải tự có ý thức xây dựng thương hiệu cho sản phẩm của mình.
Thời gian gần đây, trên địa bàn cả nước liên tiếp xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm tập thể tại các bữa ăn tập trung đông người do các gia đình tổ chức. Trước thực trạng trên, lần đầu tiên, Hà Nội triển khai thí điểm phương án kiểm soát bữa ăn tập trung đông người nhằm tạo sự chuyển biến, nâng cao ý thức của người dân về vấn đề an toàn thực phẩm.
Chỉ còn ít ngày nữa là đến Tết Nguyên đán Mậu Tuất, nhưng an toàn thực phẩm vẫn là nỗi lo của nhiều gia đình. Với quy mô sản xuất, chế biến nhỏ lẻ; lực lượng cán bộ cơ sở "mỏng”... nên một số địa phương mới dừng ở nhắc nhở, chưa xử lý dứt điểm vi phạm khiến nguy cơ mất an toàn thực phẫm vẫn đang hiện hữu... Tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm từ cơ sở là yêu cầu cấp thiết hiện nay.
Theo đánh giá của cơ quan hải quan, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên các tuyến năm 2017 vẫn có diễn biến phức tạp, với phương thức, thủ đoạn tinh vi. Vì vậy, năm 2018, ngành Hải quan đặt mục tiêu tăng cường các hoạt động giám sát, tiếp tục siết chặt công tác quản lý nhằm ngăn ngừa gian lận thương mại, đồng thời đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp trong hoạt động xuất nhập khẩu